Văn hóa đời sống Văn_hóa_Triều_Tiên

Hanok, dạng nhà truyền thống Triều Tiên.Một ngôi nhà nông dân truyền thống ở làng Folk, Seoul.

Nhà cửa

Theo truyền thống, nơi cư trú của người dân thường được chọn dựa trên phong thủy. Họ tin rằng bất kỳ hình thể xác định nào cũng đều sản sinh ra lực lượng vô hình của cái tốt hay cái xấu. Các nguồn năng lượng tiêu cực và tích cực (âm và dương) phải được đưa vào cân đối.

Một ngôi nhà nên xây quay lưng lại ngọn đồi hoặc dốc và quay mặt tiền về hướng Nam để nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất có thể. Cách định hướng nhà này vẫn còn được ưa thích ở Triều Tiên hiện đại. Phong thuỷ cũng ảnh hưởng đến hình dáng công trình, đến hướng của mặt tiền nhà và vật liệu dùng để xây dựng.

Ngôi nhà truyền thống Triều Tiên khi xây có thể được chia thành cánh trong (anchae) và cánh ngoài (sarangchae). Cách bố trí riêng phần lớn tùy thuộc vào từng vùng và điều kiện của từng gia đình. Trong khi giới quý tộc sử dụng cánh ngoài để tiếp khách, khu vực này được người nghèo dùng nuôi giữ gia súc. Những gia đình giàu có ở trong những ngôi nhà lớn. Tuy nhiên, không gia đình nào được phép xây nơi ở quá 99 kan ngoại trừ nhà vua. Một kan là khoảng cách giữa hai trụ cột trong nhà ở truyền thống.

Khu vực cánh trong thường gồm phòng khách, bếp và một phòng sinh hoạt trung tâm có sàn lót bằng gỗ. Khu vực này cũng có thể có nhiều phòng khác kèm theo. Nhà của nông dân nghèo sẽ không có bất kỳ cánh ngoài nào mà chỉ có cánh trong. Hệ thống sưởi sàn (ondol) đã được sử dụng tại Hàn Quốc từ thời tiền sử. Các vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, đất sét, gạch, đá, và lá tranh. Vì gỗ và đất sét là vật liệu phổ biến nhất được sử dụng trong quá khứ nên không có nhiều tòa nhà cũ còn tồn tại đến thời điểm hiện nay. Người Nhật đã bắt cóc toàn thành phố nổi tiếng với kỹ năng xây dựng lâu đài để tạo nên hầu hết những lâu đài và cung điện nổi tiếng của Nhật Bản, một hành động mà chính phủ Nhật Bản đã chính thức thừa nhận và xin lỗi.

Tuy nhiên, ngày nay, người dân sống trong các căn hộ và những ngôi nhà đã được hiện đại hóa hơn.

Khu vườn

Hyangwonjeong, một khu vườn ở cung Gyeongbok, Seoul.

Nguyên tắc bố trí của những khu vườn đền đài và khu vườn tư nhân đều giống nhau. Vườn Triều Tiên tại khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng của Đạo giáo và Shaman giáo. Đạo giáo nhấn mạnh yếu tố tạo hóa và sự huyền bí, coi trọng từng chi tiết bố trí. Ngược lại với vườn Nhật Bản và Trung Quốc, trong khi những khu vườn ở các quốc gia này được thêm vào nhiều yếu tố nhân tạo, vườn truyền thống Triều Tiên tránh những gì có tính nhân tạo, cố gắng làm cho khu vườn trở nên tự nhiên hơn cả tự nhiên.

Hồ sen là một yếu tố quan trọng trong khu vườn Triều Tiên. Nếu có một dòng suối tự nhiên, thường là sẽ có một công trình nghỉ mát xây dựng bên cạnh đó để thưởng thức cảnh quan. Bậc thang bao quanh bởi luống hoa là một yếu tố phổ biến trong các khu vườn truyền thống Triều Tiên.

Vùng Poseokjeong gần Gyeongju được xây dựng trong thời kỳ Tân La. Vùng này nhấn mạnh tầm quan trọng của nước trong khu vườn truyền thống Triều Tiên. Các khu vườn ở Poseokjeong có đặc trưng là những nguồn nước tạo hình bào ngư. Trong những ngày cuối cùng của vương quốc Tân La, tại nhau các bữa tiệc, khách của nhà vua sẽ ngồi dọc theo nguồn nước và trò chuyện trong lúc chuyền tay nhau chén rượu.

Trang phục

Xem thêm: Hanbok
HanbokHwarot, trang phục truyền thống của cô dâu.

Trang phục truyền thống hanbok (한복, 韩 服) hay Chosŏn-ot đã được sử dụng từ thời nhà Triều Tiên. Một bộ Chosŏn-ot gồm một chiếc áo (chŏkori) và một chiếc váy (pachi). Chiếc mũ truyền thống được gọi là kwanmo và chứa đựng ý nghĩa đặc biệt.

Tùy theo địa vị xã hội, người Hàn Quốc ăn mặc khác nhau. Điều này khiến cho quần áo trở thành yếu tố phân định các cấp bậc trong xã hội. Giai cấp thống trị và dòng tộc hoàng gia mặc những trang phục sang trọng nhưng đôi khi lại rườm rà. Những tầng lớp trên cũng sử dụng đồ trang sức để phân biệt với tầng lớp bình thường. Loại đồ trang sức truyền thống dành cho phụ nữ là một mặt dây chuyền bằng đá quý với hình dạng các yếu tố nào đó của thiên nhiên và có đính một tua rua bằng lụa.

Người dân thường bị giới hạn trong những bộ quần áo đơn giản không được nhuộm. Lối ăn mặc thường ngày này đã trải qua một ít thay đổi trong thời kỳ Nhà Triều Tiên. Mọi người ăn mặc thường ngày như nhau, nhưng có sự khác biệt ở quần áo trang trọng và nghi lễ.

Vào mùa đông, người dân mặc trang phục có lót bông. Quần áo lông thú cũng khá phổ biến. Bởi vì những người bình thường có thói quen mặc loại vải không nhuộm màu trắng, đôi khi họ được gọi là tầng lớp mặc màu trắng.

Chosŏn-ot được phân loại theo mục đích sử dụng: mặc hàng ngày, mặc trong nghi lễ và mặc trong những dịp đặc biệt. Trang phục nghi lễ được sử dụng trong những dịp trang trọng, bao gồm ngày sinh nhật đầu tiên của một đứa trẻ (tolchanch'i), đám cưới hay đám tang. Trang phục đặc biệt được dùng cho các mục đích như dành cho pháp sư hay các quan chức.

Ngày nay Chosŏn-ot vẫn được mặc trong những dịp quan trọng. Tuy nhiên, lối mặc hàng ngày đã không còn. Mặc dù vậy, những người lớn tuổi vẫn mặc Chosŏn-ot như một giá trị di sản còn sót lại của các gia đình quý tộc từ triều đại Nhà Triều Tiên.

Sinseollo - lẩu ẩm thực Triều Tiên.Món ăn làm từ kimchi bắp cảiTarye, nghi lễ trà đạo truyền thống ở Triều Tiên.Taeporŭm - lễ hội rằm tháng Giêng ở Triều Tiên.Trò chơi YutTháp chuông ở Gyeongju.

Ẩm thực

Bài chi tiết: Ẩm thực Triều Tiên

Gạo là loại lương thực chính ở Triều Tiên. Triều Tiên có các thành phần và cách thức nấu ăn chủ yếu hình thành trong quá trình lâu dài gần như là một nước nông nghiệp chỉ cho đến gần đây. Các loại cây trồng chính ở Triều Tiên là lúa, lúa mạchđậu nhưng ngoài ra còn có nhiều loại cây trồng khác. và các loài hải sản khác cũng rất quan trọng bởi vì Triều Tiên vốn là một bán đảo ba mặt giáp biển.

Món ăn lên men cũng sớm phát triển. Các món này bao gồm cá muối và rau cải muối. Loại thực phẩm này cung cấp các chất đạmvitamin cần thiết trong suốt mùa đông.

Rất nhiều món ăn đã hình thành và trở nên phổ biến. Có thể chia các món ăn này thành thực phẩm dành cho các ngày lễ kỉ niệm và thực phẩm nghi lễ. Thực phẩm dành cho các ngày lễ kỉ niệm dùng trong những buổi tiệc mừng trẻ em đạt 100 ngày tuổi, trong buổi sinh nhật đầu tiên, tại một lễ cưới và tiệc mừng thọ sáu mươi. Thực phẩm nghi lễ được sử dụng tại đám tang, buổi nghi lễ tổ tiên, cúng thờ Shaman giáo và là thực phẩm ở các đền chùa.

Một điểm đặc trưng của thực phẩm đền chùa là không sử dụng thịt và năm thành phần gia vị mạnh phổ biến trong nền ẩm thực Triều Tiên (tỏi, hành lá, tỏi tầm dại, tỏi tâygừng).

Kimchi là một trong những món ăn nổi tiếng tại Triều Tiên. Kimchi là các loại rau lên men có chứa vitamin A và C, B, B2, sắt, canxi, carotin,... Có rất nhiều loại kim chi như kim chi bắp cải,kim chi cải thảo, kim chi hành tây, kim chi dưa leo, kim chi củ cải, và kimchi mè. Thành phần chính trong kim chi là gừng giã, củ cải xắt nhỏ, tép ướp muối và nước mắm.

Đối với các lễ kỉ niệm là vễ nghi thức, bánh gạo là một thức ăn rất quan trọng. Màu sắc và thành phần của món ăn phải phù hợp với cân bằng âm dương.

Ngày nay, ai cũng có thể dùng món surasang (món ăn truyền thống cung đình). Trước đây, người dân dùng các món ăn rau củ là chủ yếu, nhưng xu hướng tiêu thụ thịt đã tăng lên. Các món ăn truyền thống gồm ssambap, bulgogi, sinseollo, kim chi, bibimbapgujeolpan.

Trà đạo

Trà ở Triều Tiên có nguồn gốc hơn 2000 năm trước.[15] Nó là một phần của các phương pháp pha chế thờ cúng, với mong muốn rằng mùi hương tốt có thể dâng lên các vị thần trên trời. Trà được đưa đến Triều Tiên khi Phật giáo Trung Quốc du nhập vào Triều Tiên, sau đó mở đầu cho sự hình thành nền trà đạo Triều Tiên.

Trà ban đầu được sử dụng cho mục đích nghi lễ hoặc dùng như một phần của loại thảo dược truyền thống. Trà xanh được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và Nhật Bản không phải là loại trà duy nhất người Triều Tiên dùng. Phần lớn các loại trà làm từ trái cây, lá, hạt hoặc rễ đều được yêu thích. Triều Tiên phân biệt năm vị của trà: ngọt, chua, mặn, đắng và cay.

Lễ hội năm mới

Lịch truyền thống Triều Tiên dựa trên lịch âm dương.[16] Ngày được tính từ kinh tuyến của Hàn Quốc, lễ kỷ niệm và lễ hội có nguồn gốc từ nền văn hóa Triều Tiên. Âm lịch Triều Tiên được chia thành 24 mốc chuyển (jeolgi), mỗi mốc kéo dài khoảng 15 ngày. Âm lịch là thời gian biểu cho xã hội nông nghiệp trong quá khứ nhưng hiện đã biến mất trong lối sống của người Triều Tiên hiện đại.

Lịch Gregory đã chính thức được thông qua vào năm 1895, nhưng ngày lễ truyền thống và cách tính tuổi vẫn theo lịch cũ.[16][17] Thế hệ lớn tuổi vẫn ăn mừng ngày sinh nhật theo âm lịch.

Lễ hội lớn nhất tại Triều Tiên ngày nay là lễ Seollal (năm mới truyền thống Triều Tiên). Các lễ hội năm mới quan trọng khác gồm Daeboreum (rằm tháng Giêng), Dano (lễ hội mùa xuân) và Chuseok (lễ hội thu hoạch).

Ngoài ra còn nhiều lễ hội địa phương đều được tổ chức theo âm lịch.

Trò chơi

Có nhiều loại trò chơi theo dạng bàn cờ tại Triều Tiên. Baduk là tên gọi tiếng Triều Tiên của cờ vây. Trò chơi này đặc biệt đặc biệt phổ biến đối với thế hệ đàn ông trung niên và cao tuổi và tương đối giống với cờ vua của văn hóa phương Tây. Ngoài ra còn một loại cờ khác ở Triều Tiên gọi là Janggi, dựa trên phiên bản cờ tướng xưa của Trung Quốc, tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt riêng. Yut là một trò chơi dạng bàn cờ dành cho gia đình, người dân ở khắp Triều Tiên đều tham gia trò chơi nay, đặc biệt là trong những ngày lễ.

Chajeon Nori là một trò chơi truyền thống gồm hai đội dân làng tham gia vào một trận đấu cưỡi ngựa đấu thương lớn. Tuy nhiên, hiện nay trò chơi này không còn diễn ra thường xuyên nữa, ngoại trừ vào những dịp đặc biệt.

Nhiều trò chơi dân gian kết hợp với nghi thức Shaman giáo và đã được lưu truyền nối tiếp qua nhiều thế hệ. Ba nghi lễ quan trọng liên quan đến những trò chơi dân gian này là: Yeonggo, Dongmaeng và Mucheon. Yeonggo là màn trình diễn trống để gọi thần linh, Dongmaeng là lễ hội thu hoạch, còn Mucheon là điệu múa dâng lên thánh thần. Những màn trình diễn đã được kế thừa và chắt lọc từ thời kỳ Tam Quốc (Triều Tiên), đồng thời được thêm thắt vào để tạo thành trò chơi.

Ssireum là một hình thức đấu vật truyền thống. Những trò chơi truyền thống khác gồm: ném mũi tên vào hũ (tuho), kịch múa đeo mặt nạ, chơi bóng (gyeokku),...

Tín ngưỡng

Tôn giáo đầu tiên của người Triều Tiên là Saman giáo, mặc dù không còn phổ biến như trong thời cổ đại nhưng Shaman giáo vẫn tồn tại đến ngày nay. Người dân thường kêu gọi nữ thần Shaman hay mudang để cầu xin sự phù hộ với mong muốn đạt được những ước nguyện khác nhau.

Phật giáoNho giáo đã đến Triều Tiên thông qua trao đổi văn hóa với Trung Quốc. Phật giáo là tôn giáo chính thức của triều đại Cao Ly, trong thời kỳ này các tăng lữ Phật giáo có nhiều quyền lợi và ưu đãi. Tuy nhiên, cũng trong thời kỳ Cao Ly đã diễn ra quá trình đàn áp Phật giáo, tăng lữ và chùa chiền bị cấm ở thành thị và chỉ giới hạn phạm vi ở nông thôn. Thay vào đó hình thái nghiêm ngặt của Nho giáo do Trung Quốc đem đến, thậm chí có phần khắt khe hơn những gì từng tồn tại trước đó, đã trở thành triết lý chính thức ở Triều Tiên.

Ngay trong thời nay, Nho giáo vẫn đóng một vai trò lớn trong xã hội và tôn trọng người lớn tuổi vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống gia đình. Trong suốt lịch sử và văn hóa Triều Tiên, bất kể bị phân tách, các tín ngưỡng truyền thống Saman giáo, Phật giáo Đại thừa, Khổng giáoĐạo giáo vẫn có tầm ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nền tôn giáo của người dân và là một khía cạnh quan trọng của nền văn hóa Triều Tiên, có tác dụng gợi lên và nhắc nhớ rằng tất cả những truyền thống này cùng tồn tại hòa bình qua hàng trăm năm mà vẫn tồn tại trong nhiều vùng tại miền Nam (Hàn Quốc), nơi có nền văn minh phát triển,[18][19][20] hay áp lực từ chính phủ vô thần cộng sản ở miền Bắc là CHDCND Triều Tiên.[21][22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Văn_hóa_Triều_Tiên http://www.galleries.bc.ca/agso/japancer.html http://articoolz.com/2010/07/asian-fashion-and-kor... http://www.everyculture.com/Ja-Ma/North-Korea.html http://www.everyculture.com/Ja-Ma/South-Korea.html http://www.everyculture.com/wc/Japan-to-Mali/South... http://books.google.com/books?id=XrZQs-6KswMC&prin... http://books.google.com/books?id=jjOva6fF96AC&prin... http://books.google.com/books?id=pg5Qi28akwEC http://hanquocngaynay.com/about_content.php?x=7&y=... http://www.koreainfogate.com/aboutkorea/item.asp?s...